Vũ khí Boeing_AH-64_Apache

Tên lửa không-đối-đất AGM-114 Hellfire

Tên lửa không đối đất AGM-114 Hellfire.
Mô hình của AGM-114M Hellfire II.
AH-64D phóng AGM-114M Hellfire II trong cuộc tập trận Đại bàng đỏ, Sa mạc Arizona, Mỹ.
Các binh sĩ Mỹ đang gắn quả đạn tên lửa AGM-114M Hellfire II vào bệ phóng của một chiếc AH-64D, Căn cứ Taji, Iraq, tháng 10 năm 2009.

Vai trò chính của Apache trên chiến trường là loại bỏ những tấm "lá chắn" kiên cố của bộ binh phe địch, như những chiếc xe tăng, hay công sự kiên cố. Để có thể hủy diệt những mục tiêu như vậy, Apache đã được vũ trang tên lửa không đối đất đa nhiệm vụ, đa mục tiêu, dẫn hướng bằng laser AGM-114 Hellfire (Lửa địa ngục). AGM-114 được sản xuất bởi hãng Lookheed Martin và được quân đội Hoa Kỳ đưa vào sử dụng từ năm 1974. AGM-114 Hellfire có chiều dài 64 cm, đường kính 17,8 cm, sải cánh 33 cm, trọng lượng 45 kg. Nó sử dụng đầu nổ HEAT (đạn chống tăng dùng thuốc nổ mạnh) nặng 9 kg hoặc MAC (đạn phân mảnh) nặng 8 kg. Động cơ M120E1 sử dụng nhiên liệu rắn, cho tốc độ cận âm 425 m/s. Tầm hoạt động của tên lửa trong vòng 500m - 8.000m. AMG-114 có nguyên tắc hoạt động như máy bay thu nhỏ với những hệ thống máy tính dẫn đường, hệ thống lái và động cơ phản lực. Tất cả những hệ thống này hoàn toàn tách biệt với Apache và nằm trọn trong 1 quả tên lửa. Và đúng như tên gọi của nó, với một lượng chất nổ lớn chứa bên trong, cùng với đầu đạn có khả năng đâm xuyên cực cao, Hellfire có khả năng xuyên thủng qua những tấm thép dày hàng mét. Nghĩa là, ngay cả các loại xe tăng — bức tường kiên cố nhất cũng sẽ bị phá hủy trước sức công phá khủng khiếp này. Mỗi quả tên lửa Hellfire có giá 68.000 USD (thời giá năm 1996)

Mỗi chiếc Apache mang theo 4 ống phóng ở 2 bên cánh của nó, tức là 2 ống mỗi bên. Mỗi ống này lại mang được 4 quả tên lửa, nâng số Hellfire lên con số 16 quả. Trước khi phóng, mỗi tên lửa sẽ được dẫn đường trực tiếp từ máy tính chính trên trực thăng. Ngay khi lệnh được đưa ra, ống phóng sẽ sản sinh ra 1 lực khoảng 500 pound để đẩy tên lửa phóng về phía trước. Khi phóng ra thì gia tốc của tên lửa sẽ kích hoạt hệ thống khóa mục tiêu. Chỉ khi tiếp xúc với mục tiêu cần hạ gục thì đầu đạn mới được kích hoạt để bảo đảm uy lực lớn nhất. Việc kích hoạt đầu đạn được thực hiện bằng cảm biến va chạm.

Những quả AGM-114A Basic Hellfire nguyên thủy sử dụng hệ thống dẫn đường laser để bay đến mục tiêu. Khi này, Apache sẽ phóng ra những chùm tuy laser mật độ cao (hoặc bộ binh sẽ làm điều này) để dẫn đường cho tên lửa. Tất nhiên là Hellfire chỉ nghe lệnh những chùm tia được định rõ trước đó. Trước khi đưa ra lệnh bắn, máy tính của Apache sẽ báo chính xác cho hệ thống điều khiển của Hellfire những xung động của tia laser nhằm đảm bảo quân mình không trúng nhầm đạn của quân ta. Tia laser chỉ điểm sẽ phản xạ lại khi gặp đối thủ để cho chiếc mũi thính của Hellfire nhận diện. Khi đã biết địch ở đâu, hệ thống dẫn đường sẽ được kích hoạt, tính toán ra các hướng mà tên lửa phải bay để hạ gục. Trong trường hợp thay đổi, hệ thống dẫn đường sẽ ra lệnh cho bộ ổn định của tên lửa di chuyển, rất giống với cách mà máy bay điều hướng. Hệ thống dẫn đường bằng laser hoạt động rất hiệu quả nhưng người ta vẫn đưa ra thế hệ nâng cấp tiếp theo vì nó chưa thật hoàn hảo. Mây hoặc các chướng ngại vật hoàn toàn có thể chặn tia laser, làm cho nó không đến được mục tiêu. Hơn nữa, nếu tên lửa bay qua mây thì nó có khả năng mất tín hiệu với mục tiêu. Cuối cùng, nhược điểm quan trọng nhất là vật phát ra tia laser (Apache hoặc bộ binh) phải giữ nguyên tia đó cho đến khi tên lửa bay vào mục tiêu. Việc này đồng nghĩa với máy bay gần như không di chuyển, rất dễ bị tấn công. Những quả tên lửa không đối đất thế hệ mới AGM-114M Hellfire II dùng trên phiên bản AH-64D khắc phục những nhược điểm đó bằng cách sử dụng radar thay cho laser. Radar của trực thăng sẽ định vị mục tiêu và hướng dẫn cho tên lửa bay vào. Vì sóng radar không chịu ảnh hưởng của mây hay chướng ngại vật, do đó tên lửa sẽ dễ tìm đường hơn. Và do không cần phải giữ đèn laser chiếu vào mục tiêu, nên chiếc trực thăng cũng sẽ dễ dàng tìm chỗ ẩn nấp hơn.[5][7]

Một tên lửa không-đối-đất Brimstone được trưng bày tại Bảo tàng Không quân Hoàng gia Luân Đôn.

Tên lửa không-đối-đất Brimstone

Tên lửa không-đối-đất Brimstone là trang bị tiêu chuẩn trên trực thăng AH-64E Guardian của Không quân Hoàng gia Anh (RAF). Dự án nghiên cứu - phát triển Brimstone được thực hiện bởi Liên doanh Matra BAe Dynamics (MBDA)-Boeing trong khuôn khổ chương trình AH-64E — Future Attack Helicopter Weapon (FAHW) của RAF. Brimstone bước vào một chương trình phát triển sản xuất trước năm 1996 và bắt đầu được sản xuất số lượng lớn vào cuối năm 2004.

Bề ngoài của Brimstone khá giống với tên lửa AGM-114 Hellfire của Mỹ, bởi vì Brimstone thực sự có nguồn gốc từ vũ khí Mỹ. Brimstone có trọng lượng nhẹ 48,5 kg, dài 1,8m, đường kính thân 178 cm, lắp động cơ đẩy nhiên liệu rắn cho tầm bắn 12 km (nếu phóng từ trực thăng) và 20 km (nếu phóng từ máy bay cánh cố định), mục tiêu rất có ít cơ hội thoát khỏi tầm ngắm của đạn tên lửa siêu thanh này. Theo MBDA, giá mỗi đạn tên lửa Brimstone vào khoảng 100.000 euro.

Dual Mode Brimstone là loại tên lửa dẫn đường 2 kênh, kết hợp radar sóng millimet và laser bán chủ động. Brimstone có thể phá hủy các mục tiêu kích thước nhỏ đang chạy với vận tốc hơn 100 km/giờ hay tấn công chính xác một mục tiêu trong đám đông mà gây rất ít ảnh hưởng tới dân thường xung quanh mục tiêu. Radar bước sóng millimet tần số 94Ghz, có khả năng hoạt động trong mọi điều kiện thời tiết, bất kể ngày đêm, trong điều kiện chiến trường bị ô nhiễm bởi khói bụi, pháo sáng hay các biện pháp đối phó khác. Trong khi đó hệ thống dẫn đường laser bán chủ động có sử dụng thùng treo chiếu xạ mục tiêu Litening giúp tên lửa tự bắt mục tiêu bằng đầu tự dẫn laser chủ động sóng mm để tấn công chính xác.

Brimstone là loại tên lửa chống tăng hoạt động theo nguyên lý "bắn-quên", tên lửa được nạp sẵn dữ liệu mục tiêu, có khả năng tìm diệt mục tiêu trong một phạm vi nhất định. Trong quá trình tìm mục tiêu các bước sóng sẽ quét mục tiêu một cách trực tiếp và ngừng tìm kiếm mục tiêu khi vượt ra ngoài khu vực chiến sự. Điều đó sẽ giúp cho việc giảm bớt các nguy cơ thiệt hại không đáng có do Brimstone gây nên.

Brimstone lắp đầu đạn nổ nguyên khối có sức công phá lớn có cấu tạo kiểu tandem (2 tầng nổ) nặng khoảng 6,3 kg kết hợp với động năng của tốc độ bay siêu âm, giúp cho việc phá hủy mục tiêu đạt được hiệu quả hơn, nhất là các phương tiện được bọc thép. Theo đánh giá của các chuyên gia, Brimstone có thể tấn công các xe tăng hiện đại hiệu quả gấp 3 lần so với loại tên lửa AGM-65G Maverick và gấp 7 lần so với bom chùm BL755, trong khi chỉ tạo ra thiệt hại nhỏ nhất đối với khu vực xung quanh. Bộ Quốc phòng Anh cho biết, trong tác chiến Brimstone đã chứng minh độ tin cậy và độ chính xác trên 90%.

Súng máy tự động Hughes M230

Hughes M230 và người bảo trì
Một binh sĩ Không quân Mỹ đang nạp đạn M789 HEDP 30 mm vào băng đạn của khẩu súng máy tự động M230, tỉnh Khowst, Afghanistan, ngày 19 tháng 4 năm 2007.

Để đối phó với những mục tiêu ở cự ly gần, Apache được trang bị một khẩu súng máy tự động Hughes M230 30mm. Súng máy Hughes M230 là vũ khí sử dụng năng lượng hỗ trợ bên ngoài để đẩy đạn đi và nạp đạn lên nòng thay vì tận dụng nguyên lý khí thuốc như một số loại vũ khí bộ binh khác. Loại vũ khí này được nghiên cứu - phát triển bởi Hughes từ những năm đầu thập niên 70 của thế kỷ trước và hiện nay được sản xuất bởi Alliant TECHSYSTEMS. Súng máy Hughes M230 được điều kiển bởi một hệ thống máy tính tối tân trong buồng máy. Máy tính sẽ di chuyển ụ lên xuống, trái phải nhờ vào hệ thống thủy lực. M230 được gắn trên một ụ súng và được lắp đặt phía bụng trước của trực thăng AH-64 Apache. M230 sử dụng 2 motor điện công suất 2 hp để đẩy các quả đạn cỡ 30 mm vào bệ khai hỏa. Một băng đạn của súng có thể chứa được 1200 viên. Hughes M230 chỉ mất 0,2 giây để có thể đạt tốc độ bắn 625 phát/phút và sau 1 phút bắn với tốc độ thực tế khoảng 300 phát/phút thì cần 10 phút để làm mát bằng không khí trước khi khai hỏa có hiệu quả. Súng có trọng lượng 55,9 kg, dài 1,6 m, rộng 254 mm, cao 300 mm. Sử dụng các loại đạn: M788 Target Practice (TP), M789 High Explosive Dual Purpose (HEDP), M799 High Explosive Incendiary (HEI). Những viên đạn của M230 có tính phát nổ rất cao, dùng để uy hiếp những mục tiêu trang bị giáp nhẹ. Tầm bắn hiệu quả là 1,500 m, tầm bắn tối đa là 4.500 m.[8]

Hệ thống tên lửa Hydra

Người lính Mỹ đã nạp đạn tên lửa Hydra.
Hệ thống tên lửa Hydra với các loại đầu đạn khác nhau trên một chiếc AH-64 Apache của Không quân Hoàng gia Hà Lan (RNAF).
Một trạng thái phóng tên lửa đạn đạo Hydra.

Để tránh trường hợp thành bia tập bắn di động khi hết đạn thì Apache thường được lắp đặt 2 bệ thống tên lửa M261 bên cạnh hệ thống tên lửa không-đối-đất AGM-114 Hellfire. Mỗi bệ phóng M261 chứa 19 chiếc tên lửa Hydra với kích thước khoảng 6–7 cm mỗi chiếc. Hydra 70 cỡ 70 mm là một loại vũ khí có nguồn gốc từ Chương trình 2,75 inch Mk 4/Mk 40 Folding-Fin Aerial Rocket (FFAR) do Hải quân Hoa Kỳ phát triển từ cuối những năm 1940 và được chính thức đưa vào trang bị năm 1948. Các loại rocket Hydra 70 có cơ sở gần như liên quan đến mẫu bom Mk66 - một biến thể phát triển của bom 70 mm Mk40. Mk40 đã được sử dụng lần đầu tiên trong thời gian Chiến tranh Triều TiênChiến tranh Việt Nam, bắt nguồn từ lịch sử lâu dài trong lực lượng yểm trợ mặt đất.

Mỗi lần khai hỏa, Apache có thể bắn riêng lẻ từng chiếc, hoặc xả hàng loạt cả chùm tên lửa. Khi đã ra khỏi bệ phóng, hai cánh ổn định lắp ở thân tên lửa sẽ bung ra giúp ổn định đường bay cho những chiếc tên lửa này. Động cơ Mk66 của Hydra có trọng lượng 6,2 kg; dài 1.060 mm; thời gian hoạt động 1,05 - 1,1 giây; cho tầm bắn hiệu quả 500 - 8.000 m, tối đa 11.000 m.

Trên thực tế, hệ thống tên lửa này có rất nhiều mục đích khác nhau, tùy thuộc vào thiết kế của đầu đạn. Có sáu loại chính: đầu đạn khói M264; đầu đạn chứa mũi tên M255A1; đầu đạn vạch sáng M257/ M278; đầu đạn nổ phân mảnh M151/ M229/ M156; đầu đạn luyện tập M274/ WTU-1/B và đầu đạn dẫn đường bằng laser APKWS (Advanced Precision Kill Weapon System).

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Boeing_AH-64_Apache http://www.russianhelicopters.aero/ru/helicopters/... http://www.chinadaily.com.cn/world/2007-08/10/cont... http://airheadsfly.com/2014/03/09/algeria-48-attac... http://www.army-technology.com/news/newsus-armys-a... http://www.army-technology.com/projects/apache/ http://www.army-technology.com/projects/mi28/ http://www.aviationexplorer.com/apache_facts.htm http://www.bbc.com/news/world-europe-33754767 http://boeing.com/rotorcraft/military/ah64d/index.... http://www.boeing.com/features/2013/06/bds-apache-...